Chuẩn mực 10.2 – Quản lý Nguồn nhân lực

CẬP NHẬT “BỘ CHUẨN MỰC KTNB TOÀN CẦU MỚI – NÂNG TẦM KIỂM TOÁN NỘI BỘ VIỆT NAM

Như các bạn đã biết, ngày 9/1/2024 vừa qua, Học viên các kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA) đã ban hành Bộ Chuẩn mực KTNB Toàn cầu (GIAS) mới dự kiến thay thế cho Bộ Chuẩn mực KTNB hiện tại vào năm 2025. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là Bộ Chuẩn mực sẽ có hiệu lực trên thế giới !. Chúng ta hoàn toàn cũng có thể áp dụng NGAY TỪ BÂY GIỜ các hướng dẫn cập nhật nhất và thời sự nhất này.

Vì lý do này, ProTrain chia sẽ Chuỗi video “CẬP NHẬT BỘ CHUẨN MỰC KTNB TOÀN CẦU MỚI – NÂNG TẦM KTNB VIỆT NAM” với mong muốn giúp đỡ các kiểm toán viên nội bộ Việt Nam triển khai Bộ Chuẩn mực KTNB Việt Nam theo Thông tư 08/TT-BTC dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp của một kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp, bài bản và hiện đại !

* Chuẩn mực 10.2 – Quản lý Nguồn nhân lực
* Nguyên tắc 10 – Quản lý nguồn lực
Trưởng KTNB quản lý nguồn lực để thực hiện các chiến lược của Chức năng KTNB và hoàn thành kế hoạch KTNB và vai trò, chức năng của KTNB.

* YÊU CẦU

Trưởng KTNB phải:
– Thiết lập quy trình tuyển dụng, phát triển và giữ chân nhân sự có đủ năng lực chuyên môn.
– Cố gắng đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp, đầy đủ và được sử dụng hiệu quả để hoàn thành kế hoạch KTNB năm.
– Phù hợp: tổng hợp kiến thức, kỹ năng và khả năng
– Đầy đủ: số lượng nhân sự
– Sử dụng hiệu quả: phân bổ nguồn lực tối ưu để hoàn thành kế hoạch
– Nếu thiếu nguồn lực, Trưởng KTNB phải xác định giải pháp nguồn lực hoặc báo cáo kịp thời cho HĐQT và BĐH.
– Đánh giá năng lực của từng KTV và khuyến khích phát triển chuyên môn.
– Phối hợp với các KTV để hỗ trợ họ phát triển năng lực cá nhân thông qua đào tạo, giám sát và/hoặc kèm cặp.

* CÁC XEM XÉT THỰC HIỆN

Cơ cấu và cách thức phân bổ nguồn nhân lực cho KTNB nên phù hợp với quy chế KTNB và hỗ trợ cho việc đạt được chiến lược KTNB và thực hiện kế hoạch KTNB
Để thiết lập cách thức xây dựng nguồn lực:
– Xem xét đặc điểm của tổ chức
– Xem xét ngân sách và sự linh hoạt và hiệu quả của chi phí cho các giải pháp nguồn lực khác nhau
– Hiểu các sự lựa chọn về nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện quy chế và kế hoạch KTNB.
– Báo cáo HĐQT và BĐH để thống nhất giải pháp
– Xem xét kế hoạch nhân sự kế cận đối với vị trí Trưởng KTNB bao gồm trao đổi với HĐQT.

Để hỗ trợ công tác tuyển dụng:
– Trưởng KTNB phối hợp với bộ phận HR thiết kế mô tả công việc theo
– Khung năng lực và các yêu cầu chuyên môn phù hợp
– Xem xét lợi ích của việc tuyển dụng kiểm toán viên nội bộ đa dạng kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm và tạo ra môi trường hòa đồng để hợp tác và chia sẻ quan điểm đa dạng.
– Tham gia vào các hoạt động tuyển dụng ví dụ hội chợ việc làm, sự kiện của sinh viên, kết nối với cộng đồng nghề nghiệp và phỏng vấn ứng viên để tuyển dụng.

Để phát triển và duy trì kiểm toán viên, Trưởng KTNB nên:
– Thực hiện cơ chế thù lao, thăng chức và ghi nhận nhằm hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu chiến lược của Chức năng KTNB.
– Thực hiện Phương pháp đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc, cải thiện năng lực và khuyến khích phát triển chuyên môn cho các KT V.
– Xem xét các mục tiêu về nhân sự của Chức năng KTNB và tổ chức, ví dụ chia sẻ kiến thức và lập kế hoạch nhân sự kế cận liên phòng.
– Xây dựng môi trường chuyên nghiệp và có đạo đức để các ktv được đào tạo phù hợp và phối hợp hiệu quả.

Để đánh giá liệu nhân sự có phù hợp và đầy đủ để đạt được kế hoạch KTNB, Trưởng KTNB nên xem xét:
– Năng lực của các ktv và năng lực cần thiết để thực hiện các dịch vụ KTNB.
– Bản chất và sự phức tạp của các dịch vụ
– Số lượng ktv và số giờ làm việc sẵn có
– Các hạn chế khi lên lịch thực hiện bao gồm sự sẵn có của ktv và thông tin, nhân sự và tài sản của tổ chức.
– Khả năng phối hợp công việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo và tư vấn khác.

* VÍ DỤ VỀ BẰNG CHỨNG TUÂN THỦ

– Ghi chép về phân tích khoảng trống về năng lực của các kiểm toán viên hiện tại và yêu cầu.

Mô tả công việc
– Sơ yếu lý lịch của các kiểm toán viên nội bộ
– Kế hoạch đào tạo và bằng chứng đã hoàn thành
– Hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài và sơ yếu lý lịch của nhân sự được phân công bởi bên nhà cung cấp
– Kế hoạch KTNB với lịch thực hiện các cuộc kiểm toán/tư vấn và nguồn lực phân bổ
– Biên bản họp ghi chép trao đổi về ngân sách KTNB.
– Bản so sánh số giờ thực hiện cuộc kiểm toán / tư vấn thực tế và ngân sách
– Đánh giá chất lượng của chức năng KTNB và từng KTV.

_______________
ProTrain chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và đào tạo về Kiểm toán Nội bộ, Kiểm soát Nội bộ, Quản trị Rủi ro và Kế toán – Tài chính theo các Chuẩn mực nghề nghiệp và thông lệ quốc tế tốt nhất. Cung cấp giải pháp phần mềm Kiểm Toán Nội Bộ bao gồm các Phân hệ về Quản lý Công việc Kiểm toán nội bộ và các công cụ hỗ trợ công tác Kiểm toán nội bộ. Thực hiện Dịch vụ Đánh giá độc lập chất lượng Hoạt động Kiểm toán nội bộ theo các Chuẩn mực Kiểm toán nội bộ Việt Nam và Quốc tế.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CHUYÊN NGHIỆP (PROTRAIN)
Địa chỉ: Tầng 5 Toà VIT TOWER – 519 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0912.787.459
Email: support@protrain.vn
Website: https://protrain.edu.vn

Để lại một bình luận