Chuẩn mực 11.4 – Sai sót và bỏ sót, chuẩn mực 11.5 – Báo cáo việc chấp nhận rủi ro

CẬP NHẬT “BỘ CHUẨN MỰC KTNB TOÀN CẦU MỚI – NÂNG TẦM KIỂM TOÁN NỘI BỘ VIỆT NAM

Như các bạn đã biết, ngày 9/1/2024 vừa qua, Học viên các kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA) đã ban hành Bộ Chuẩn mực KTNB Toàn cầu (GIAS) mới dự kiến thay thế cho Bộ Chuẩn mực KTNB hiện tại vào năm 2025. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là Bộ Chuẩn mực sẽ có hiệu lực trên thế giới !. Chúng ta hoàn toàn cũng có thể áp dụng NGAY TỪ BÂY GIỜ các hướng dẫn cập nhật nhất và thời sự nhất này.

Vì lý do này, ProTrain chia sẽ Chuỗi video “CẬP NHẬT BỘ CHUẨN MỰC KTNB TOÀN CẦU MỚI – NÂNG TẦM KTNB VIỆT NAM” với mong muốn giúp đỡ các kiểm toán viên nội bộ Việt Nam triển khai Bộ Chuẩn mực KTNB Việt Nam theo Thông tư 08/TT-BTC dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp của một kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp, bài bản và hiện đại !

* Chuẩn mực 11.4 – Sai sót và bỏ sót
* Nguyên tắc 11 – Giao tiếp hiệu quả
Trưởng KTNB hướng dẫn Chức năng KTNB giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan.

* YÊU CẦU
– Nếu báo cáo kiểm toán cuối cùng chứa đựng thông tin sai hoặc bị bỏ sót trọng yếu, Trưởng KTNB phải thông báo ngay thông tin đã chỉnh sửa cho tất cả các bên đã nhận được báo cáo ban đầu.
– Mức độ trọng yếu được xác định theo các tiêu chí được thống nhất với HĐQT

* CÁC XEM XÉT THỰC HIỆN
Trưởng KTNB và HĐQT nên thống nhất về một quy trình báo cáo các thông tin cần điều chỉnh.
Trưởng KTNB:
– Đánh giá xem thông tin sai sót hoặc bị bỏ sót có thể gây ra hậu quả pháp lý hoặc tuân thủ hay làm thay đổi các phát hiện, kết luận, khuyến nghị hoặc kế hoạch hành động của ban quản lý hay không.
– Xác định phương pháp báo cáo phù hợp nhất để tất cả các bên nhận được thông tin ban đầu đều nhận được thông tin đã chỉnh sửa.
– Xác định nguyên nhân của sai sót hoặc bỏ sót và thực hiện hành động khắc phục để ngăn chặn tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.

* VÍ DỤ VỀ BẰNG CHỨNG TUÂN THỦ
– Các phương pháp kiểm toán nội bộ về xử lý sai sót và bỏ sót.
– Các tiêu chí đã được thống nhất với hội đồng quản trị và được trưởng kiểm toán nội bộ sử dụng để xác định mức độ trọng yếu.
– Thư từ và các hồ sơ khác cho thấy trưởng kiểm toán nội bộ đã xác định tầm quan trọng và nguyên nhân của sai sót hoặc thiếu sót như thế nào.
– Lịch trình, hội đồng quản trị hoặc các biên bản cuộc họp khác, bản ghi nhớ và thư từ qua email của trưởng kiểm toán nội bộ có thảo luận về sai sót hoặc thiếu sót.
– Các báo cáo kiểm toán ban đầu và đã được chỉnh sửa cuối cùng.
Tài liệu cho thấy các bên liên quan đã nhận được thông tin chỉnh sửa.

* Chuẩn mực 11.5 – Báo cáo việc chấp nhận rủi ro
* Nguyên tắc 11 – Giao tiếp hiệu quả
Trưởng KTNB hướng dẫn Chức năng KTNB giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan.

YÊU CẦU
Trưởng KTNB phải:
– Báo cáo các rủi ro ở mức không thể chấp nhận được.
– Kết luận rằng ban lãnh đạo đã chấp nhận rủi ro vượt quá khẩu vị rủi ro hoặc mức rủi ro có thể chấp nhận được của tổ chức thì phải trao đổi với ban lãnh đạo cấp cao.
– Xác định rằng vấn đề chưa được ban lãnh đạo cấp cao giải quyết thì phải báo cáo lên HĐQT.
– Trưởng KTNB không có trách nhiệm xử lý rủi ro.

CÁC XEM XÉT THỰC HIỆN
Trưởng KTNB hiểu biết về rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của tổ chức thông qua:
– Các cuộc thảo luận với HĐQT và BĐH,
– Các mối quan hệ và trao đổi thường xuyên với các bên liên quan
– Kết quả của dịch vụ KTNB
– Khi rủi ro vượt quá mức chấp nhận được, các ảnh hưởng có thể bao gồm:
– Gây tổn hại đến uy tín của tổ chức.
– Gây hại cho nhân viên của tổ chức hoặc các bên liên quan khác.
– Các khoản tiền phạt đáng kể theo quy định, hạn chế về hành vi kinh doanh hoặc các chế tài về tài chính hoặc hợp đồng khác.
– Sai sót trọng yếu.
– Xung đột lợi ích, gian lận hoặc các hành vi trái pháp luật khác.
– Những trở ngại đáng kể để đạt được các mục tiêu chiến lược.

VÍ DỤ VỀ BẰNG CHỨNG TUÂN THỦ
– Tài liệu về các cuộc thảo luận và thống nhất với HĐQT về các phương pháp báo cáo các mối lo ngại về rủi ro.
– Tài liệu thảo luận về rủi ro và hành động được đề xuất cho ban quản lý vận hành và quản lý cấp cao, bao gồm biên bản các cuộc họp.
– Tài liệu giải thích mối lo ngại về rủi ro và các hành động KTNB được thực hiện để giải quyết mối lo ngại đó, bao gồm quá trình chuyển cuộc thảo luận từ quản lý vận hành lên quản lý cấp cao.
– Tài liệu từ các cuộc họp với HĐQT, bao gồm các phiên họp riêng hoặc kín trong đó mối quan ngại đã được báo cáo HĐQT.

_______________

THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CHUYÊN NGHIỆP (PROTRAIN)
Địa chỉ: Tầng 5 Toà VIT TOWER – 519 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0912.787.459
Email: support@protrain.vn
Website: https://protrain.edu.vn

Để lại một bình luận